Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Những sự thật kinh hoàng về bể bơi công cộng

Mùa hè tới thời tiết nắng nóng khiến nhiều bạn có nhu cầu trong việc bơi lội nhiều hơn, các bể bơi trong thời gian nắng nóng thường như trật kín. Chính điều đó cũng khiến cho các các mầm bệnh nguy hại hơn, Tuy nhiên cụ thể như nào thì các bạn cùng tham khảo sự thật kinh hoàng về các bể bơi công cộng trên đây bạn nhé!

Những sự thật kinh hoàng về bể bơi công cộng

Một số bệnh thường gặp khi bơi nhiều ở bể bơi công cộng 


1. Bệnh đường sinh dục : 

Đây là bệnh rất dễ gặp khi bơi ở nơi có nguồn nước không đảm bảo. Nấm phụ khoa và các bệnh lây qua đường sinh dục khác có thể phát sinh do nước quá bẩn hoặc do lây từ người này qua người khác. Nó không chỉ gây ra sự khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

2. Bệnh lý do nấm: 

Các bệnh hắc lào, nấm móng, nấm kẽ chân, nấm tóc… rất dễ lây lan ở các bể bơi, chúng thường xuất hiện sau khi nhiễm bệnh từ 5 - 7 ngày. Biểu hiện là ngứa, viêm loét tại các vị trí tổn thương như kẽ chân, móng tay chân, chân tóc.

3. Bệnh não mô cầu: 

Vi khuẩn não mô cầu có trong nước hồ bơi, bể bơi công cộng. Khi xâm nhập cơ thể, chúng có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như viêm họng, nhiễm trùng huyết, viêm màng não.

4. Bệnh hen suyễn: 

Clo có trong bể bơi được xem là thủ phạm chính gây bệnh hen ở con người, nhất là sản phẩm phụ của hóa chất này là chloramine. Theo một nguồn tin công bố trên Tạp chí Hô hấp châu Âu (ERJ) thì những người đã mắc bệnh hen lại tắm trong các bể bơi công cộng thì rất dễ làm tăng bệnh hen suyễn và bệnh phổi. Nhất là trẻ em và nhóm người có hệ thống miễn dịch kém.

5. Bệnh đường tiêu hóa: 

Các căn bệnh như lỵ trực khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm dạ dày, viêm ruột cấp… hoàn toàn có thể lây nhiễm qua việc bơi lội ở các bể bơi công cộng. Các vi khuẩn gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nguồn nước ô nhiễm.

6. Các bệnh về mắt: 


Bơi lội ở các bể bơi công cộng được coi là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm các bệnh về mắt như đau mắt đỏ thậm chí là lậu mắt… Đặc biệt, trong thời gian nắng nóng cao điểm, chất thải trong nước ở các bể bơi công cộng ngày càng nhiều, khả năng lây nhiễm các bệnh về mắt cũng ngày càng cao.

7. Bệnh Legionnaires: 

Nước và hơi nước là môi trường thuận lợi để lan truyền bệnh phổi do vi khuẩn Legionnaires. Đây là căn bệnh giống như bệnh viêm phổi, những người hay đi tắm bể bơi công cộng rất dễ mắc phải căn bệnh này do hít phải khuẩn Legionnaires có trong hơi nước 

8. Các tổn thương da do hóa chất: 

Trong nước bể bơi luôn có một số hóa chất từ thuốc tẩy sát khuẩn, các loại mỹ phẩm, chất chống nắng. Chúng có thể gây dị ứng, viêm da, sạm da đối với người nhạy cảm. Bạn cũng có thể bị sạm da, bong da… nếu nằm phơi nắng lâu tại các bể bơi ngoài trời mà không có biện pháp dự phòng thích hợp.

9. Viêm tai: 

Do cấu tạo đặc biệt của tai, các nấm mốc, vi khuẩn trong nước ở các bể bơi công cộng sẽ dễ dàng đọng lại khi chúng ta bơi lội, gây ngứa ngáy, đau nhức, viêm nhiễm. Viêm tai nếu không được chữa trị kịp thời và chăm sóc tốt còn có thể gây thủng tai trong và xáo trộn thính giác kéo dài.

Những việc nên làm khi đi bơi để tránh bệnh tật

Không nuốt nước ở hồ bơi

Khi xuống hồ bơi, bạn nên tránh để nước vào trong miệng. Ngay cả hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể tiêu diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua khoang miệng, xâm nhập vào hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm, đặc biệt nguy hiểm khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.

Vệ sinh ngay sau khi bơi

Do nước trong bể bơi chứa nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh, nếu không vệ sinh sạch sẽ, các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây hiện tượng nhiễm nấm, và bệnh phụ khoa.

<

Do đó, sau mỗi lần đi bơi ở các bể bơi công cộng, bạn nên vệ sinh cơ thể bằng cách tắm rửa sạch sẽ để tẩy sạch chất hữu cơ bám dính vào cơ thể và dùng khăn tắm cá nhân lau khô người. Hạn chế tối đa việc thuê, mượn quần áo bơi đã sử dụng cũng giúp bạn phòng bệnh và bảo vệ cơ thể.

Dùng mũ và kính bảo vệ tóc và mắt

Các hóa chất dùng để khử trùng và làm sạch nước sẽ làm tóc bạn trở nên thô xơ và khô cứng, thậm chí là rụng tóc vậy nên bạn nên dùng mũ nilon bảo vệ tóc, tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

Viêm kết mạc với biểu hiện mắt bị ngứa, đỏ dễ lây lan qua môi trường hồ bơi. Đeo kính trong khi bơi không để nước vào mắt, không dùng tay dụi mắt, dùng nước sạch để rửa mắt sau khi đi bơi là các cách có thể giúp bạn hạn chế phần nào bệnh liên quan đến “cửa sổ tâm hồn”.

( Sưu tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét