Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Thuỷ kích là gì và những chú ý khi lái xe trong vùng ngập nước

Thuỷ kích là gì ? Vài lời khuyên để tránh được khả năng bị thủy kích cho chiếc xe của bạn khi đi qua vùng ngập nước...

Đi qua vùng ngập nước, khả năng "xế yêu" của bạn bị nước làm chết máy gây ra hỏng hóc là rất lớn. Vậy hiện tượng này là gì và làm sao để tránh được điều đó cũng như những hậu quả và cách phòng ngừa?

Thuỷ kích là gì và những chú ý khi lái xe trong vùng ngập nước
Cần hết sức lưu ý khi lái xe vùng ngập nước vì dễ bị thuỷ kích

Thủy kích là gì? 


Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy. 

Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.

Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ - trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện. Chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe cấp bởi giá phụ tùng chính hãng rất đắt. 

Giải pháp phòng ngừa khi lái xe vùng ngập nước


Với khả năng ngập lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại những thành phố lớn, để phòng xa cho những rủi ro này, tốt nhất nên tìm mua loại bảo hiểm có bao gồm gói bảo hiểm thủy kích. 

Mức phí cho khoản bảo hiểm phụ này dao động trong khoảng từ 0,3 - 0,5% giá trị xe tùy theo mỗi nhà cung cấp bảo hiểm. Trước khi mua, bạn nên hỏi rõ nhân viên bảo hiểm về điều khoản thủy kích.

<

Một số nguyên tắc cơ bản khi lái xe gặp mưa ngập: 


- Khi buộc phải đi qua vùng ngập nước, nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào vì đây là vị trí cao nhất, tránh lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Qua khỏi đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu. 

- Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25 cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức đó bạn không nên đi qua. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.

- Khi đi qua vùng ngập, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.

- Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.

- Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

- Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, bạn tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ. Với mỗi xe khác nhau thì việc xử lý sự cố sau khi ngập nước cũng khác nhau, vì thế đừng nên tìm cách tự sửa nếu bạn không có chuyên môn kỹ thuật.

- Khi gọi cứu hộ, tài xế cũng lưu ý nếu xe trang bị số tự động, hệ thống tự động chống trượt, tự động cài cầu, tự động ổn định chống lật hoặc dẫn động 4 bánh toàn thời gian thì chỉ nên kéo xe bằng xe bàn (4 bánh không quay).

- Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

(Sưu tầm)

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những hình nền, ảnh Pokemon huyền thoại đẹp nhất thế giới

Nhân vật hoạt hình Pokemon không chỉ dành cho những em bé mà cả những người lớn cũng yêu thích. Bởi Pokemon được phát tán hình ảnh đẹp với bộ phim anime, không chỉ phim mà Pokemon còn được dàn dựng thành trò chơi, thể loại game không ít người chơi.

Dưới đây là những hình nền ảnh Pokemon đẹp nhất thế giới:








Rồng Pokemon







Pokemon huyền thoại



<


Pokemon Pikachu đáng yêu













Các chú Pokemon đáng yêu






Những hình ảnh Pokemon rất đẹp và đáng yêu phải không nào?

(Sưu tầm)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan báo hiếu? Bạn nên làm gì trong ngày lễ Vu Lan?

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của ông Mục Liên. Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TP HCM) giải thích, ý nghĩa của "Vu Lan" tức là "cái chậu" (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi địa ngục).

Tích xưa kể rằng, khi đức Phật còn ở dương thế, trong số những người theo hầu đức Phật có ngài Mục Kiền Liên, một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác.

Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Chính vì vẫn còn tính "tham sân si" nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Chứng kiến cảnh này Mục Kiền Liên đau xót vô cùng bèn cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.

Đức Phật dạy rằng: Kiền Liên thần thông quảng đại nhưng một mình không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày Rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.

Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy và không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa "mùa hiếu hạnh", tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình.



Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cũng cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là "tháng cô hồn" không đem lại may mắn, người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này.

Những điều nên làm trong ngày lễ Vu Lan


Ngày Vu Lan là ngày báo hiếu cha mẹ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng. Ở các chùa chiền thì các Phật tử dâng phẩm vật, cúng đường tăng, nhờ thần lực bất khả tư nghị của Phật, của Pháp, của Tăng, hồi hướng công đức để cha mẹ được sống trong cực lạc.Vu Lan, chùa nào cũng chuẩn bị bông hồng để tặng. Ngày đó vào chùa lễ Phật, nếu may mắn còn mẹ, bạn sẽ được gắn một hoa hồng lên áo. Nếu như không may, mẹ không còn nữa, bạn sẽ được gắn một bông hoa trắng.

Ở mỗi nơi trên đất nước Việt Nam lại có cách báo hiếu cha mẹ khác nhau có người đi chùa cầu cho cha mẹ bình anh, có người lại mua quà tặng cha mẹ,... nhưng điều quan trọng nhất là mọi người quây quần bên nhau và hưởng trọn bữa cơm gia đình hạnh phúc sau những ngày bận rộn.

Ngày lễ Vu Lan là ngày lễ báo hiếu cha mẹ, là ngày để mọi người quây quần bên nhau nhớ lại công ơn của cha mẹ. Tuy nhiên, công ơn của cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng con cái là điều mà con cái không bao giờ báo đáp hết cho những ngày lễ này. Điều quan trọng nhất trong mỗi người là hãy sống thật tốt, đối xử thật tốt với bố mẹ trong những ngày bình thường mới là điều cần làm.

<
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là dịp của tất cả những người con được báo hiếu cha mẹ. Nhưng sẽ có rất nhiều bạn trẻ không biết thể hiện tình cảm của mình như thế nào. Vậy báo hiếu bằng cách nào? Trong dịp Vu Lan bạn nên làm gì? Sau đây là những điều bạn nên làm trong lễ Vu Lan.

1. Chuẩn bị mâm cơm cúng cho ngày lễ Vu Lan


Lễ Vu Lan được tổ chức vào 14 và 15 tháng 7 (âm lịch), là tên gọi khác của ngày Rằm tháng Bảy. Vào ngày này, bạn nên làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh và làm mâm cơm tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình.

Việc cúng Rằm tháng Bảy có thể đến chùa, hoặc có thể cúng tại nhà. Gồm các lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

2. Ăn chay để tích đức


Ăn chay là một tập tục tín ngưỡng của Việt Nam, đưa con người về với chốn thanh tịnh, với bản ngã của mình. Ăn chay để thể hiện sự thành tâm và cũng là để bớt sát sinh đi nữa.

Bạn hãy dành một ngày để ăn chay cầu xin cho cha mẹ được an lành. Ăn chay không những tốt cho sức khỏe mà bảo vệ cho môi trường sống của con người và của chính chúng ta.

3. Cầu mong cho cha mẹ nơi cửa Phật


Trong ngày này, bạn có thể đi chùa để thắp hương và cầu xin cho cha mẹ của mình. Nếu như với những ai không may mắn khi cha mẹ đã qua đời như lời Kinh Phật dạy hãy cầu xin đức Phật giúp tìm đường chỉ lối cho cha mẹ được an nghỉ nơi suối vàng.

Tuy nhiên, trong ngày này chùa thường rất đông đúc bởi những người con đến chùa giống như bạn, điều quan trọng vẫn là việc bạn thành tâm, thành ý cầu chúc cho cha mẹ được bình an vô sự, luôn sống vui tươi cùng gia đình và con cái.

4. Bạn có thể tặng quà cho cha mẹ


Một món quà đơn giản nhưng ý nghĩa nhân ngày lễ Vu Lan là điều bạn nên làm với các đấng sinh thành. Dù đó là món quà rẻ tiền hay đắt tiền đi chăng nữa thì trong ngày này cha mẹ được nhận món quà từ đứa con thì cha mẹ cũng cảm thấy ấm lòng rồi. Nếu như bạn không còn cha mẹ thì món quà ý nghĩa đó chính là việc bạn sống tốt trong ngày hôm nay.



Những lời nói xuất phát từ trái tim trong ngày này sẽ quan trọng hơn cả những lời nói thường ngày. Hãy đừng quên dành cho cha mẹ những lời yêu thương sâu sắc.

5. Dành tặng cha mẹ những lời chúc


Ngày này, các bạn trẻ rất ít có dịp nói ra những lời ngọt ngào, tha thiết như: “con yêu mẹ”, “con yêu bố”… Nhưng ngày lễ Vu Lan chính là dịp các bạn nên nói những lời nói đó với cha mẹ của mình dù biết rằng cha mẹ có thể hiểu được tình cảm của bạn dành cho họ. Đừng quên những lời từ trái tim bạn dành cho người đã nuôi dưỡng và sinh thành ra bạn ngày hôm nay.

Những lời nói xuất phát từ trái tim trong ngày này sẽ quan trọng hơn cả những lời nói thường ngày. Hãy đừng quên dành cho cha mẹ những lời yêu thương sâu sắc.

6. Bạn có thể tặng quà cho cha mẹ


Một món quà đơn giản nhưng ý nghĩa nhân ngày lễ Vu Lan là điều bạn nên làm với các đấng sinh thành. Dù đó là món quà rẻ tiền hay đắt tiền đi chăng nữa thì trong ngày này cha mẹ được nhận món quà từ đứa con thì cha mẹ cũng cảm thấy ấm lòng rồi. Nếu như bạn không còn cha mẹ thì món quà ý nghĩa đó chính là việc bạn sống tốt trong ngày hôm nay.

Dù bạn đi đâu, là ai hay làm gì thì việc sống tốt sẽ làm cha mẹ ngậm cười dù nơi chín suối hay ngay bên cạnh bạn đi chăng nữa. Nuôi con bao vất vả thăng trầm nhưng cha mẹ vẫn mong cho con được hạnh phúc và an lành. Chính vì thế trong ngày này bạn hãy nên làm điều tốt lành.

Chúc bạn có ngày lễ vu Lan nhiều niềm vui và hạnh phúc!

(Sưu tầm)

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Mua đồ, bài cúng và cách cúng rằm tháng 7 âm tại nhà đúng nhất

Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu). Rằm tháng 7 âm lịch cũng lại là ngày lễ cúng cô hồn hoặc còn gọi là ngày xá tội vong nhân. Nên mua sắm, bài cúng rằm tháng 7 như nào thì không phải ai cũng biết?

Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.

Thực tế cho thấy, vào dịp rằm tháng 7, chúng ta thường cúng trước ngày 15 và hóa vàng mã cũng trước ngày này. Nguyên nhân vì đâu có hiện tượng này?

Qua tham khảo ý kiến của một số nhà tâm linh, tính từ ngày 2-14/7 âm lịch là các ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.

Ở miền Bắc cúng thổ công, gia tiên, ông bà, mọi người thường cúng trước ngày rằm tháng Bảy.


Đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do, vì vậy nên nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ, vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.

Thế nên thường cúng trước ngày rằm là hợp lẽ.

Rằm tháng 7 hàng năm, các gia đình thường thắp hương để tưởng nhớ đến những người thân thiết và những vong hồn chưa được siêu thoát. Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà, bao gồm các lễ: cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, cúng cô hồn.

1. Cúng Phật trong rằm tháng 7 âm



- Vị trí đặt lễ: Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất.

- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.

- Mâm cỗ cúng chuẩn bị như sau: Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

- Cách khấn vái: khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh - kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

2. Cúng thần linh và gia tiên trong rằm tháng 7 âm



- Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.- Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt dưới lễ cúng Phật và trên Lễ cúng gia tiên.

- Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

3. Cúng chúng sinh trong rằm tháng 7 âm




Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 bao gồm:


- Vị trí đặt lễ: Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

+ Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ


+Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)


+ Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc


+ Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)


+ Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)


Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà (nhiều gia đình có quan niệm mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết cách mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ) thì có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp này đều làm lễ cúng chúng sinh. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa.

<

Sắm lễ cúng rằm tháng 7


Một số người Việt Nam tin rằng mỗi năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng.

Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”.

Cúng thần linh nên chuẩn bị một mâm cúng chay riêng, hoặc cúng mặn đều được.

Văn khấn cúng thần linh tại nhà ngày rằm tháng 7


Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ….

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.


Cúng tổ tiên ngày rằm tháng 7



Sắm lễ:

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm tức đồ mã làm bằng giấy có tính tượng trưng như quần áo, giày dép, áo bào, ngựa, các vật dụng trang sức...

Hay những tiện nghi hiện đại như nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại, để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.


Văn khấn tổ tiên ngày rằm tháng 7:


Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm ….

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.


Cúng cô hồn rằm tháng 7 


Sắm lễ:

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hoà hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(Sưu tầm)

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa ngày tết trung thu

Mùa thu đến hẳn mỗi người Việt đều không quên được cái ngày tết với những đèn lồng hay bánh dẻo, đặc biệt với các em thiếu nhi luôn hân hoan với những chiếc đèn lồng đủ sắc màu, vậy ngày tết trung thu có nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa ra sao, các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc, phong tục và ý nghĩa ngày tết trung thu

Tết Trung Thu

Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám ta. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.



Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ." 

Nguồn Gốc Tết Trung 

Thu Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. 



Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.


Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. 

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Điểm chung kế tiếp là người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm trung thu. 

Ý Nghĩa Tết Trung Thu 

Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.


Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. 



Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.” Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

<

Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. 

Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị quở mắng là “ăn kẹo hư răng.” Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. 

Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.” Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

( Sưu tầm)

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

8 mẹo giúp tinh trùng khoẻ, nhiều và chất lượng hơn

Ăn gì, làm gì để tinh trùng khoẻ và nhiều hơn, chất lượng hơn ? Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây vô sinh ở nam giới là do chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo cho một cuộc thụ thai thành công.

Vô sinh là căn bệnh chung của cá nam và nữ, trong đó tỷ lệ vô sinh nam đang ngày càng tăng lên, xấp xỉ bằng với nguyên nhân gây vô sinh do nữ. Ngoài các căn bệnh liên quan đến hệ sinh sản ở nam giới, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vô sinh nam là do chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo cho một cuộc thụ thai thành công.

Một người bình thường sản xuất mỗi ngày từ 70-150 triệu tinh trùng. Mỗi lần xuất tinh có khoảng 200 – 300 triệu tinh trùng, nếu trong 1ml tinh dịch đậm độ tinh trùng dưới 20 triệu tinh trùng thì khả năng có thai sẽ giảm. Ngoài ra nếu mức độ di động, hình thái, cấu trúc của tinh trùng cũng quyết định khả năng sinh sản của một người đàn ông.



Nếu một người có bất kỳ một bất thường nào về mặt “con giống”, họ có thể bị bất lực, giảm ham muốn tình dục, nặng hơn là vô sinh. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới có nhiều, trong đó ngoài yếu tố thể chất của mỗi người, lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng tác động đến sự suy giảm sức khỏe tình dục. 

Dưới đây là một số bước cơ bản và quan trọng của các chuyên gia nam học để tinh trùng nhiều và khoẻ hơn:


Ăn uống hợp lý


Đây là bước đầu tiên bạn có thể kiểm soát để duy trì khả năng tình dục, ham muốn và sinh sản của bản thân. Đó là một chế độ ăn lành mạnh, giàu đạm, trái cây, rau, chất xơ.... Một số loại thực phẩm đơn giản dễ kiếm sau có thể làm tăng chất lượng tinh binh của nam giới như rau, hoa quả giàu vitamin C, các loại cá, tỏi....Ngày nay cùng với việc sử dụng đồ ăn nhanh, ăn vặt đang ngày càng làm cho khả năng “gối chăn” của những quý ông suy giảm, nó tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng lâu dài. Đây là nguyên nhân tại sao xã hội càng phát triển, hiện đại đàn ông càng mắc nhiều bệnh về rối loạn chức năng cương dương hay vô sinh.

Tập thể dục


Bình thường chất lượng tinh trùng của mỗi người bị suy giảm theo tuổi tác. Nhưng nếu nhận biết sớm được điều này và có chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý, nam giới có thể kéo dài thời kỳ hoạt động tình dục của mình. Kể cả trong sinh hoạt tình dục, nếu một người không thể làm chủ cảm xúc, nhu cầu và điều kiện sức khỏe của mình quan hệ tình dục không an toàn tất sẽ suy giảm khả năng tình dục về sau.

Theo các chuyên gia y tế, thể chất của mỗi người cũng đóng vai trò quan trọng quyết định nhu cầu và sức khỏe tình dục của mỗi người. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra quá gầy hay quá béo đều làm giảm nồng độ testosterone, gây mất hứng thú trong quan hệ tình dục và giảm độ cương cứng. Do đó nên duy trì một cân nặng hợp lý để có đời sống tình dục lý tưởng nhất. Nếu quá thừa cân béo phì hãy lên kế hoạch cho những bài tập vận động để giảm cân. Cần nhớ rằng, nếu một người tập thể dục quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của họ. Vì vậy, nên tập thể dục ở mức độ vừa phải, phù hợp với thể trạng và thể chất của mỗi người.

Giảm uống rượu


Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng uống rượu, đặc biệt là các loại rượi mạnh có thể gây vô sinh ở nam giới. Theo nghiên cứu, nếu một người uống nhiều hơn một ly mỗi ngày có thể làm giảm tiết testosterone, loại hormone sinh dục nam cần thiết để sản xuất tinh trùng và làm tăng ham muốn tình dục ở nam giới. Cứ mỗi 5 đơn vị chất cồn có thể làm thay đổi loại hormone sinh sản này, đồng thời làm suy giảm chất lượng tinh trùng ở những người trẻ. Bên cạnh đó, rượu còn làm thay đổi cấu trúc hay hình dạng của tinh trùng, một trong những khiếm khuyết gây vô sinh nam.

Ngừng hút thuốc lá


Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, hãy từ bỏ ngay vì chất lượng thế hệ sau của bạn.. Trong khói thuốc lá có chứa chất gây ung thư như cadmium, chì và benzo-a-pyrene. Hút một gói thuốc lá có thể làm tăng đáng kể mức độ cadmium trong tinh dịch của bạn, trong khi giảm nồng độ kẽm trong cơ thể. Cadmium còn có thể gây tổn hại ADN của tinh trùng, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Nói không với thuốc kích thích


<
Các loại thuốc kích thích, thuốc gây nghiện đều có thể dẫn đến vô sinh. Nó có thể gây giảm sản xuất tinh dịch, giảm cung cấp máu đến dương vật, chất lượng tinh trùng suy giảm và giảm số lượng tinh trùng.Vì vậy, tốt hơn hết là bạn hãy tránh xa chúng.

Đừng căng thẳng


Một tâm hồn thư thái là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Nếu tâm trí bị căng thẳng, tất cả các chức năng của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, nhất là cơ quan sinh dục và hoạt động tình dục. Căng thẳng (stress) sẽ làm xuất hiện tình trạng xuất tinh sớm hay các rối loạn cương dương trầm trọng hơn.

Quan hệ tình dục an toàn


Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và chính các bệnh lây qua đường tình dục lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản xuất tinh trùng của con người. Điều này là do các tác nhân gây bệnh có thể nhập vào tinh hoàn và ảnh hưởng đến sự sinh tinh. Đôi khi, các tác nhân gây bệnh có thể trực tiếp ảnh hưởng đến ADN của tinh trùng.

Giảm thiểu tiếp xúc với nhiệt độ


Một số nghiên cứu khoa học cho biết có mối liên quan giữa việc tiếp xúc với nhiệt độ và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Vì vậy, nếu bạn đang lập kế hoạch để sinh con, bạn nên tránh xa bồn tắm hay vòi sen bằng nước quá nóng, tắm hơi Jacuzzis hay việc sử dụng máy vi tính để trên đùi thời gian dài cũng cản trở tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng, thậm chí gây tổn hại cho tinh trùng khỏe mạnh.

(Theo Sức Khỏe Đời Sống)

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Mẹo chữa ho hiệu quả nhanh nhất tại nhà rất đơn giản

Những bài thuốc đơn giản nhờ những thực phẩm quen thuộc sẽ giúp bạn chữa ho dai hiệu quả và nhanh nhất ngay tại nhà.

Khi bạn bị ho, nếu muốn chấm dứt ngay tình trạng khó chịu này, điều đó không hề khó với những cách hay mà đơn giản dưới đây!

Tuy rằng ho không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Ho khiến bạn gặp nhiều rắc rối cho sinh hoạt hàng ngày.

<

Bạn có thể tham khảo và thử áp dụng một số biện pháp chữa ho đơn giản mà hiệu quả từ những loại thảo dược trong tự nhiên dưới đây:


- Nước ép từ củ hành có công dụng giảm cơn ho và làm thông thoáng đường thở ở ngực.

- Đun sôi một ít hạt cỏ càri với nước trong khoảng nửa giờ và dùng nước này súc miệng thường xuyên để sát khuẩn cổ họng.

- Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống loại nước này 3 đến 4 lần mỗi ngày sẽ giúp làm nhẹ bớt những cơn ho khan.


Mật ong

Mẹo chữa ho hiệu quả nhanh nhất tại nhà rất đơn giản


Mật ong là thực phẩm chữa ho nổi tiếng trong dân gian. Có nhiều cách trị ho từ mật ong nhưng hiệu quả nhất là ướp mật ong với hẹ. Bạn trộn 2 muỗng mật ong với hành đã thái lát, đậy kín trong 5 tiếng. Sau đó cứ khoảng 3 giờ bạn ăn một muỗng, sẽ thấy đỡ ho dần.

- Ép một ít nước từ rau bina (cải bó xôi), hâm nóng và súc miệng cũng là cách để chữa chứng ho khan.

- Soup gà nấu với tỏi và hành không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, thơm ngon mà còn được xem là biện pháp trị ho tại nhà khá hiệu quả.

- Vắt một quả chanh tươi lấy nước, hòa thêm một ít bột tiêu đen và muối để uống. Dung dịch này có thể hạn chế các cơn ho liên tiếp và dai dẳng, kéo dài.


- Uống nhiều nước nhằm làm loãng dịch nước nhầy và làm dịu cổ họng.

Gừng


Gừng chữa ho là điều ai cũng biết. Có thể phối hợp với mật ong bằng cách trộn hai thứ này lại nhấm nháp từ từ sẽ đẩy lùi nhanh chứng ho.


Nghệ


Uống nước ấm, pha với bột nghệ và một ít muối là phương pháp dân gian hiệu quả để trị viêm họng. Bạn cũng có thể chưng cách thủy nghệ, gừng, chanh với đường phèn (hoặc mật ong) để tăng thêm hiệu quả.
(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Tân sinh viên - Sinh viên mới nhập trường cần chuẩn bị những gì?

Hẳn là giờ các tân sinh viên vẫn còn đang lâng lâng cảm giác sung sướng khi biết được kết quả thi đại học của mình nhỉ. Và chắc hẳn cũng tò mò không kém về những ngày tháng tuyệt vời sắp trải qua trên giản đường Đại học. 

Nếu đằng ấy là một tân sinh viên và chưa biết mình sẽ phải làm gì khi bước vào cổng trường đại học? Chúng tớ mách nhỏ những tips cần có trong sổ tay dành riêng cho tân sinh viên nhé!

Tìm hiểu trước về trường Đại học



Sẽ rất thú vị nếu các ấy nếu tìm hiểu và khám phá ngôi trường mà mình sẽ gắn bó suốt quãng đời sinh viên. Lịch sử của trường này, các truyền thống, thành tích nổi bật của trường này, cả các bài hát mang đậm bản sắc trường nữa. 

Khi là sinh viên thì văn phòng khoa, phòng quản lý đào tạo hay thư viện sẽ là các địa điểm mà chắc chắn các ấy sẽ lui tới thường xuyên đấy. Sơn Bình (SV năm 4, ĐH KTQD) hào hứng: “Hồi mới vào trường, các anh chị khóa trên kể cho mấy cái “truyền thuyết” hay ho lắm. Giờ là sinh viên năm cuối rồi truyền lại cho các nhóc năm nhất cho chúng nó thêm yêu trường. He he.”

Chú ý thủ tục nhập học


Sau khi nhận được báo nhập học các ấy nhớ để ý ngày giờ nhập học để tránh bị nhầm lẫn nha cũng như các giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị trước. Tùy từng trường mà những thủ tục này sẽ khác nhau. Minh (SV năm 3, ĐH Luật – ĐHQGHN) tự hào khoe: “Năm nào tớ cũng đăng ký tham gia hướng dẫn các bé năm 1 vì mấy cái thủ tục này không biết cũng lằng nhằng lắm. Bọn tớ còn giúp các em ý chuyển đồ vào ký túc xá nữa. Mệt nhưng vui lắm!”. Vì thế các ấy cũng không cần phải quá lo lắng đâu nhé vì sẽ luôn có các anh chị thanh niên tình nguyện sẵn sàng giúp các ấy mà.

Tân sinh viên - Sinh viên mới nhập trường cần chuẩn bị những gì?



Kì I: An cư thì mới lạc nghiệp. 



Sau bao tháng ngày ôn luyện “đổ mồ hôi sôi nước mắt”, tốn nhiều công của, giấc mơ trúng tuyển vào trường đại học thành hiện thực làm bao bạn học sinh ngất ngây, thấy như tương lai rộng mở trước mắt. 


Thế nhưng còn nhiều khó khăn, thử thách đang chờ đợi các tân sinh viên trên chặng đường bốn năm ĐH. Và thử thách đầu tiên mà sinh viên các tỉnh phải đối mặt là tìm nơi ăn ở, sinh hoạt thuận tiện cho việc học tập. 


Khi đi học ĐH, bạn có thể chọn cho mình một trong 3 nơi là Kí túc xá, ở nhà người thân và ở trọ. Mỗi chỗ ở đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy, bạn nên cân nhắc xem mình phù hợp với điều kiện nào rồi mới chọn lựa nhé.


1. Ở Kí túc xá, chi phí thấp và cuộc sống năng động của SV


Những điều hấp dẫn


Nếu bạn không dư dả về tài chính thì việc ở KTX là 1 lựa chọn rất hợp lý. Trong khi các bạn đi trọ ngoài phải mất 250.000 – 350.000 đồng cho tiền nhà trọ 1 tháng thì bạn chỉ cần không đến 100.000 đồng/tháng thì có thể ở KTX rồi. Ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM bạn chỉ cần đóng khoảng 70.000 – 80.000 đồng/tháng, KTX ĐH Kinh tế là 110.000 đồng/tháng, KTX Trần Hưng Đạo của trường ĐH KHTN là 880.000 đồng cho cả 11 tháng học…

Vì nhu cầu SV ở KTX cao mà số lượng phòng ốc có hạn nên các trường luôn ưu tiên cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn và nằm trong diện chính sách, các SV năm nhất. Ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM còn ưu tiên thêm SV thuộc các tỉnh có xây dựng KTX: An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Phước, Vĩnh Long, Bình Dương, Đồng Nai và Tiền Giang. KTX ĐH Quốc gia rất rộng lớn nên vẫn còn khá nhiều chỗ cho các bạn không thuộc những diện ưu tiên trên. Vì vậy, các bạn hãy nhanh chân nộp đơn xin ở KTX để được duyệt trước nhé.



Ở KTX không chỉ có chi phí thấp mà còn có rất nhiều điều thú vị. Trong KTX có điều kiện an ninh tốt hơn bên ngoài, có nơi vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao và cũng có không gian yên tĩnh để học tập. Một điều hay nữa là bạn được ở trong môi trường toàn SV nên rất trẻ trung, vui tươi và năng động. ở một số KTX lớn như KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, làng SV HASINCO – Hà Nội, bạn được ở trong 1 cơ sở vật chất rất tốt: phòng ốc khang trang, nhà tập thể thao, phòng học, phòng xem phim, nhà sinh hoạt đoàn hội, các cửa hàng ăn uống, hàng tiêu dùng, các quán internet ADSL cũng như máy tính nối mạng đến từng phòng, có không gian thoáng mát với rất nhiều cây xanh và một điều thú vị nữa là thường xuyên có các hoạt động văn hóa, văn nghệ với không ít ngôi sao ca nhạc được tổ chức miễn phí cho SV tại đây. 

Những nhược điểm


Khả năng đáp ứng chỗ trọ cho SV của các trường ĐH, CĐ chỉ được 20 - 30% nhu cầu. 

Khi ở KTX, thông thường thì 1 phòng có tối thiểu 8 SV và dĩ nhiên, đây là sự sắp xếp ngẫn nhiên của ban quản lí KTX chứ không phải là theo ý của bạn. Bởi vậy, các bạn đều chưa hề quen nhau từ trước. Trong 1 phòng có người học năm 1, người năm 2, người lại sắp ra trường. Và đa phần thì phòng nào cũng đầu đủ 3 miền Bắc – Trung – Nam và gồm nhiều trường (như trường hợp KTX ĐH Quốc gia có SV của rất nhiều trường). Những điều xa lạ, khác nhau này đã làm nên những mối quan hệ hoàn toàn mới cho các tân SV như các bạn. Có thể phòng của bạn sẽ là 1 khối đoàn kết nếu mọi người hiểu nhau, hợp nhau; nhưng sẽ rất đau đầu nếu ngược lại. Ở trong 1 phòng tối thiểu 8 người với văn hóa, lối sống, độ tuổi, năm học… khác nhau như vậy, bạn sẽ khó mà vừa lòng tất cả. Bởi vậy, khi vào ở trong KTX, bạn hãy chuẩn bị cho mình những kĩ năng ứng xử khéo léo để tránh mất lòng mọi người nhé. Trong khi ở, hãy luôn cố gắng chấp hành nội quy của phòng, của ban quản lý. Khi mọi người cùng làm đúng theo nội quy thì sẽ không còn vấn đề gì để lo lắng đâu bạn à. 

2. Ở với người thân, sự yên bình dưới mái nhà


Nếu bạn có người thân thiết trên thành phố và họ sẵn lòng đón tiếp bạn thì ở với họ cũng là một lựa chọn cho bạn. Ở với người thân thì gia đình bạn ở quê sẽ đỡ phải lo lắng lắng vì họ sẽ yên tâm rằng con em mình vẫn luôn được chăm sóc cẩn thận trong môi trường thân thích. Bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về vấn đề nhà ở, điện nước, ăn uống vì đã có người thân của bạn lo cho rất nhiều. Những khi bạn bị đau ốm hay có gì rắc rối xảy ra, người thân của bạn sẽ lo lắng cho bạn. Một môi trường rất an toàn cho các bạn, đặc biệt là các bạn gái yếu ớt, tiếp xúc xã hội ít.

Phải giới hạn sự tự do


Tuy nhiên, bạn sẽ phải giữ ý tứ rất nhiều để tránh cho người thân bạn phiền lòng. Sẽ có những việc nhà không tên bạn cần phải hoàn thành để làm tròn bổn phận của 1 thành viên trong nhà. Bạn sẽ ít được đi chơi với bạn bè hơn cũng như bạn bè sẽ rất ngại khi đến thăm bạn; bạn đi đâu cũng cần phải thông báo, xin phép để người nhà bạn khỏi phải lo lắng. Một cuộc sống yên bình, ít tiếp xúc với cuộc sống SV cũng như xã hội sẽ khiến bạn kém năng động hơn đấy. Và một điều quan trọng nữa, bạn luôn phải là một người con, người cháu ngoan ngoãn để tránh mất lòng người nhà của bạn cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ ruột thịt.

3. Ở trọ - tự do, thoải mái nhưng…


Ở trọ - đó chính là lựa chọn hàng đầu của những bạn SV thích sự thoải mái, ghét bị quản thúc, giám sát. Bạn có thể sang phòng các bạn khác giới chơi hay đi về muộn mà không bị ai phạt, có thể đi chơi mà không phải xin phép ai, có thể mời những người bạn mới quen về nhà mình chơi thoải mái, có thể dạy sớm hay thức khuya mà không phải sợ ai đó bị ảnh hưởng…


Nhưng bạn cũng nên cân nhắc giá thuê nhà trọ ở thành phố. Trong khi ở KTX chỉ mất dưới 1 triệu cho 11 tháng học thì số tiền đó bạn chỉ ở trọ được 3 thậm chí là 2 tháng. Giá phòng trọ càng ngày càng tăng cùng với sự tăng giá của thị trường cũng như nhu cầu cao của SV. 

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, vệ sinh môi trường và tiếng ồn là rất đáng lo ngại. Những SV ở trọ khu Văn Thánh (Bình Thạnh) cho hay khi mùa mưa đến, thì cũng là những ngày tháng sống chung với nước cống đến. Nước cống tràn cả vào nhà, ngập đường đi, ngậy nhà bếp. Trong nhà tắm không tắm cũng có nước. Có người thì ở khu nhà trọ mà vừa mới đi chợ được một lát, về nhà đã mất bộ đồ, mất cái đèn hoc hay điện thoại… Có cô bạn thì thuê phòng của một bà cô lớn tuổi mà chưa có chồng, và tâm trạng chủ nhà thay đổi tùy thuộc vào việc người yêu có đến thăm hay không. Tuy cô bạn này nắm bắt tâm trạng khá chuẩn, nhưng sau một thời gian chịu đựng thì cô bạn cũng đánh nhau với bà chủ này và dọn đi luôn…

Ở đâu thì cũng có mặt lợi và mặt hạn chế. Bởi vậy, tùy vào điều kiện của của mình thế nào mà bạn chọn cho mình 1 nơi ở phù hợp. Nhưng ở đâu đi chăng nữa thì bạn vẫn phải luôn đảm bảo rằng bạn đầu tư được nhiều thời gian cho việc học tập và cả việc tham gia những hoạt động Đoàn Hội khác nữa nhé!

Giúp sinh viên tìm nhà 


Theo Thành Đoàn Hà Nội, hầu hết Hội Sinh viên của các trường đại học, cao đẳng đều triển khai các hoạt động giúp đỡ sinh viên tìm nhà trọ. 

Theo Nguyễn Gia Linh, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường đại học Bách Khoa, trường có câu lạc bộ hỗ trợ sinh viên. Ngay từ đầu năm, vẫn có quỹ nhà trọ để giới thiệu cho các em năm thứ nhất. Đây là những địa chỉ do sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi đã gom được trong đợt tiếp sức mùa thi. 

Ngoài ra, hội luôn kêu gọi sinh viên trong trường giới thiệu thêm địa chỉ cho tân sinh viên. Với những bạn thay đổi chỗ trọ, hội khuyến khích các bạn "để" lại địa chỉ cho văn phòng hội. Tuy nhiên, rất ít tân sinh viên biết đến liên hệ với kênh này. "Thường thì phải sau một vài tháng học, các em mới biết nhiều về các câu lạc bộ, đội, nhóm của trường để tìm đến", Linh cho biết. 

Trong thời buổi tìm nhà khó khăn, ở ghép được xem là phương án khả thi cho các tân sinh viên ra thành phố hơi chậm chân. Minh Nghĩa, chủ nhân của những tờ rơi "Tìm nữ sinh viên ở ghép" dán xung quanh khu vực trường và ký túc xá chia sẻ: "Em vừa tìm được nhà 700.000 đồng/tháng nhưng ở một mình thì đắt quá. Em nghĩ ra cách dán những mẩu thông báo này, biết đâu có người đang cần nhà, họ sẽ liên lạc với mình. Thế là vừa giúp được người khác, mà mình cũng đỡ phải gánh tiền nhà quá cao".

Dương Bảo Trung, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết: "Các tân sinh viên có thể liên hệ với những địa chỉ trong cuốn danh sách chỗ trọ giá rẻ và miễn phí chúng tôi đã phát phục vụ cho đợt thi tuyển sinh vừa qua. Vì đó là những địa chỉ được tổng hợp trên toàn thành phố, do sinh viên tình nguyện các trường đại học tìm được”. Nếu các tân sinh viên không có cuốn cẩm nang đó, có thể tìm đến văn phòng hội để được tư vấn và phát miễn phí.

<

1 số điều lưu ý với Tân Sinh Viên:


Làm quen với ma cũ


Trước khi bị “ma cũ’ bắt nạt thì sao các ấy không lân la làm quen trước nhỉ? Các “ma cũ” là kho vô tận kinh nghiệm quý báu mà các ấy có thể khai thác. Từ việc các kinh nghiệm trong học tập, thầy cô giáo nào “kute” đến những kinh nghiệm xương máu trong việc đăng ký tín chỉ mà các ấy sắp “được” trải qua nữa. Các ấy cũng sẽ tiết kiệm được kha khá nếu xin được sách từ các anh chị nữa. Mà học sách cũ cũng có nhiều ưu điểm lắm đấy nhé, các ấy sẽ được cả tá những kinh nghiệm mà anh chị khóa trước ghi chép trong đó.

Nên chăm chỉ ngay từ đầu


Trải qua một kỳ thi vất vả, hẳn là teen nào cũng muốn xả hơi càng lâu càng tốt. Nhưng đó là một tâm lý không tốt đâu nhé! Như Ngọc (SV năm 4, ĐH Ngoại Thương) chia sẻ: “Đỗ đại học tớ lên một list dài lịch ăn chơi lại công thêm việc bố mẹ cũng không quản tớ chặt như hồi học cấp 3 nữa nên tớ cứ lơ là việc học. Đến lúc giật mình nhìn lại thì một học kỳ đã sắp hết rồi.

Dù đã vắt chân lên ôn thi cật lực nhưng kết quả năm nhất thực sự rất tệ.” Thêm nữa, năm nhất các ấy chắc chắn sẽ bị thất vọng vì sẽ toàn được học các môn đại cương, bao nhiêu kiến thức cấp ba giờ chẳng còn dùng làm gì nữa, nhất là với các teen học khối ngành kinh tế. Vì thế, các ấy tốt nhất là nên chuyên tâm học hành ngay từ đầu đi vì nước đến chân nhảy sẽ không kịp đâu ý.

Tham gia các câu lạc bộ


Sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị, đáng nhớ và ý nghĩa khi các ấy đăng ký tham gia các câu lạc bộ trong trường. Có rất nhiều lựa chọn cho các ấy nhé. Câu lạc bộ thể thao, học tập, các kỹ năng mềm hay các tổ đội tình nguyện luôn chào đón những trái tim đầy nhiệt huyết như các teen đó. Ngọc Anh (SV năm 3, ĐH Y HN) nhiệt tình: “Cứ vào đầu năm học, CLB mình nhận được rất nhiều đơn xin tham gia của các nhóc năm 1. Đúng là hậu sinh khả úy, nhóc nào cũng năng động và sáng tạo hết ý. Nhìn tụi nó lại thấy mình ngày xưa.” Nhưng các ấy vẫn phải đảm bảo việc học tập của mình nhé. Dù gì thì học tập vẫn là quan trọng nhất mà.

(Sưu tầm)