Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Những dấu hiệu nhận biết bạn đang nói dối

Trong cuộc sống không ít những lần bạn nói dối, nói dối là tốt hay sấu. Nói dối điều gì thì đều là không tốt nhưng trong rất nhiều hoàn cảnh thì điều đó lại là tốt. Nói dối cũng rất dễ bị phát hiện qua các cử chỉ hành động, Cùng tìm hiểu rõ hơn qua những dấu hiệu nhận biết bạn đang nói dối nhé!

Những dấu hiệu nhận biết bạn đang nói dối

Tiến sĩ Lillian Glass là chuyên gia ngôn ngữ cơ thể và phân tích hành vi, từng hợp tác với FBI để lật tẩy những người nói dối. Tiến sĩ Glass cho biết, khi tìm hiểu liệu một người nào đó có đang nói dối hay không, đầu tiên bạn cần phải hiểu bình thường người đó hay cư xử, biểu hiện thế nào. Sau đó, bạn phải chú ý xem những biểu hiện trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và cách người đó nói chuyện. Dưới đây là những dấu hiệu tố cáo một người đang nói dối được Lillian Glass viết lại trong cuốn Ngôn ngữ cơ thể của người nói dối.

1. Chuyển động đầu rất nhanh


Nếu bạn thấy một người nào đó bất ngờ thay đổi tư thế và vị trí của đầu khi bạn hỏi họ một câu hỏi trực tiếp, có thể là họ đang nói dối bạn một điều gì đó. Người đó có thể rụt đầu lại, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang một bên. Điều này thường xảy ra ngay trước khi họ trả lời câu hỏi.

2. Hơi thở thay đổi

Khi một người nào đó nói dối bạn, hơi thở của họ có vẻ nặng nề, đó là một hành động phản xạ. Khi hơi thở của họ thay đổi, vai của họ sẽ được nâng lên và giọng nói có vẻ nông hơn. Về bản chất, họ đang thở ra vì nhịp tim và mạch máu thay đổi. Bình thường khi bạn lo lắng và có cảm giác căng thẳng, chính bạn cũng sẽ thở như thế.

3. Họ đứng yên

Thông thường, khi một người lo lắng, họ sẽ bồn chồn đi lại. Tuy nhiên, Glass cho rằng, chúng ta cũng nên đề phòng cả những người đứng yên không động đậy. Đây là một dấu hiệu tự nhiên phát ra từ thần kinh, khi người đó đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc đối đầu.

Khi bạn nói và tham gia một cuộc hội thoại bình thường, cơ thể bạn di chuyển hay thay đổi vị trí tư thế một cách tự nhiên và thoải mái trong vô thức. Nếu trò chuyện mà một người có vẻ cứng đơ, có thể họ đang nói dối.

4. Nói lặp lại các từ hoặc cụm từ

Điều này xảy ra bởi vì người nói dối đang cố gắng thuyết phục bạn và cả bản thân họ về một điều gì đó. "Họ đang cố gắng để xác nhận lời nói dối trong tâm trí của họ. Ví dụ, người đó có thể nói: "Tôi đã không ... tôi đã không ..." nhiều lần", Glass cho biết.

Nói lắp cũng là một cách để người đang nói dối có thêm thời gian cho mình khi họ đang cố gắng để tập hợp các suy nghĩ của mình lại.

5. Vô tình chạm vào miệng hoặc che miệng lại

Một dấu hiệu cho thấy một người đang nói dối là họ thường tự động đưa tay lên miệng khi họ không muốn phải đối phó với vấn đề của câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi. "Khi người trưởng thành đặt tay lên đôi môi của họ, có nghĩa là họ đang che giấu điều gì đó và họ không muốn nói sự thật. Họ muốn khép lại cuộc hội thoại”, Glass nhận xét.

6. Che chắn những bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương một cách bản năng

Các bộ phận đó bao gồm cổ họng, ngực, cổ, đầu, hoặc bụng. Glassthường nhìn thấy điều này trong phòng xử án, nơi bà làm việc như một người tư vấn cho các luật sư. Bà luôn biết lời khai làm chứng của một người nào đó là đúng sự thật hay giả dối khi nhìn thấy bàn tay của họ đưa lên che cổ họng. 

7. Kéo lê bàn chân

Kéo lê, di di bàn chân trên đất chứng tỏ người nói dối đang khó chịu và lo lắng. Bàn chân di chuyển cho thấy người đó muốn được thoát khỏi tình huống hiện tại, họ muốn bỏ đi.

"Đây là một trong những cách quan trọng để phát hiện một người nói dối. Chỉ cần nhìn vào đôi bàn chân của họ và bạn có thể phát hiện rất nhiều điều."

<

8. Cung cấp quá nhiều thông tin

"Khi một người nào đó liên tục đưa cho bạn quá nhiều thông tin dù bạn không yêu cầu, đặc biệt có rất nhiều chi tiết thừa, xác suất rất cao là người đó không nói sự thật với bạn. Người nói dối thường nói rất nhiều bởi vì họ đang hy vọng rằng với tất cả những gì họ đang trò chuyện và có vẻ rất cởi mở, người nghe sẽ tin tưởng họ.

9. Gặp khó khăn khi nói

"Nếu bạn từng xem các video ghi hình thẩm vấn một nghi can, bạn thường thấy rằng người đó cảm thấy rất khó khăn để nói", Glass cho biết. Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh tự động giảm lưu lượng nước bọt trong thời gian bị stress, điều đó khiến màng nhầy của miệng khô và người ta sẽ khó khăn khi mở miệng nói.

10. Có xu hướng tạo nhiều điểm nhấn

"Khi một người nói dối trở nên chống đối hay phòng thủ với người đối thoại, người nói dối sẽ cố gắng giành ưu thế so với đối phương. Người nói dối trở nên chống đối bởi vì họ tức giận do biết bị phát hiện nói dối, điều này có thể dẫn họ đến việc tung hỏa mù khi cung cấp thông tin điểm nhấn.

11. Nhìn chằm chằm vào bạn mà không chớp mắt

Đa số người nói dối sẽ không muốn tiếp xúc bằng mắt với người đối thoại, tuy nhiên, đôi khi những người nói dối có thể đi xa hơn: duy trì tiếp xúc bằng mắt trong nỗ lực kiểm soát và thao tung người kia.

Người nói dối sẽ nhìn chằm chằm vào người nói chuyện lâu hơn bình thường và không chớp mắt một cách đều đặn. Khi một người nói thật, đôi mắt của họ thỉnh thoảng cũng nhìn xung quanh. Người nói dối có một cái nhìn lạnh và bình tĩnh để mong kiểm soát được người nghe.

( Sưu tầm )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét